Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa xin đăng toàn văn bài phát biểu của đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về chính sách tài khóa tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Kính thưa chủ tọa kỳ họp!

Kính thưa Quốc hội!

1. Thống nhất cao với sự cần thiết về chính sách tài khóa tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong 2 năm qua chúng ta đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVI-19, đặc biệt là từ bùng phát dịch lần thứ 4 đến nay, dịch bệnh đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của người dân và doanh nghiệp. Làm cho tăng trưởng của nước ta rất thấp trong 2 năm qua (2020 = 2,91%; 2021 = 2,58%). Vì vậy việc ban hành chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ, Quốc hội đối với người dân và doanh nghiệp. Đây là chương trình có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, quy mô.

Theo tôi, cần tập trung huy động vốn trong nước gần 350.000 tỷ đồng, thực hiện trong 2 năm, đây là áp lực lớn. Tôi đề nghị phương án huy động vốn cần xác định rõ hơn vốn vay trong nước và vốn vay nước ngoài.

2. Về giải pháp phòng chống dịch: Đây là giải pháp cần phải quan tâm đầu tiên để chúng ta mở cửa nền kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVI-19. Tôi thống nhất cần phải quan tâm, nâng cao năng lực y tế cơ sở nhưng cũng cần làm rõ tiêu chí để đầu tư cho 2.154 xã với số tiền 5.000 tỷ đồng. Theo tôi cần cân nhắc thêm việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho y tế cơ sở, nên chăng cần rà soát 1.551 xã đặc biệt khó khăn vùng miền múi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với y tế cơ sở cần dành nguồn lực để bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ y bác sỹ nâng cao trình độ chuyên môn. Theo tôi, nên dành nguồn lực đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế huyện nhất là trang thiết bị y tế, để nâng cao phòng và chữa bệnh. Thực tế một số xã cơ sở vật chất khang trang nhưng người dân không đến khám chữa bệnh vì năng lực, điều kiện không làm được.

3. Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2%/năm lãi suất vay của NHTW với số tiền 40.000 tỷ đồng, đây là giải pháp giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh rất tốt, nhưng theo tôi cũng cần có trọng tâm, trọng điểm vào một số lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất như: Du lịch, dịch vụ, nhất là khách sạn và ăn uống; vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách, lao động việc làm.

Đề nghị ngân hàng phải tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn và kiểm soát tốt dòng tiền cho vay để phục hồi sản xuất kinh doanh chứ không phải vay để đem đi đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản, đầu tư vào một số lĩnh vực rủi ro khác. Để khách nợ xấu làm suy giảm nền kinh tế.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.269.307
    Trong năm: 977.118
    Trong tháng: 88.956
    Trong tuần: 17.970
    Trong ngày: 1.207
    Online: 4