Chiều ngày 06/6, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo. Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có một số ý kiến thảo luận tại hội trường.

Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn bài phát biểu của đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.

Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội trường

Kính thưa Chủ tọa phiên họp!

Thưa Quốc hội! Kính thưa cử tri và nhân dân!

Trước hết tôi cơ bản thống nhất với báo cáo thực hiện Nghị quyết 66/2013/QH13 về điều chỉnh một số nội dung và góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.

Đây là tuyến đường rất có ý nghĩa cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 38/2004/QH11 về chủ trương xây dựng đường Hồ Chí Minh và sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 66/2013/QH13. Tuyến đường đã được đầu tư 2.363km/2.744km, đạt 86,1% và khoảng 258km tuyến nhánh; đang triển khai 211km; còn lại khoảng 171km chưa bố trí được vốn để triển khai thực hiện.

Công trình đường Hồ Chí Minh đã từng bước phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cả nước; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở các khu vực, địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa có tuyến đường đi qua. Đường Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội; đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự liên kết các tỉnh, liên kết các vùng kinh tế; khai thác các vùng tiềm năng phía tây của đất nước; giao thông thông suốt, giảm chi phí vận tải.

Qua đây cho chúng ta thấy mục tiêu của NQ 66/2013/QH13 đã điều chỉnh mục tiêu của NQ 38/2004/QH11 chậm 10 năm (Từ năm 2010 thông tuyến sang mục tiêu 2020 thông tuyến toàn tuyến), nhưng đến nay đường Hồ Chí Minh vẫn chưa thông toàn tuyến.

 Nguyên nhân của việc chậm trễ kéo dài nêu trên là do trong quá trình triển khai dự án thời gian kéo dài, quy mô lớn và gặp không ít khó khăn, nhất là việc ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ phải ban hành NQ 11 về cắt giảm đầu tư công; việc phân kỳ đầu tư và vốn đầu tư chưa sát với tình hình thực tế đất nước dẫn đến tính khả thi thấp nên phải điều chỉnh; một số dự án phải dừng, giãn đã làm kéo dài thời gian hoàn thành; quyết toán một số dự án thành phần cũng còn chậm; công tác thực hiện giải phóng mặt bằng, một số địa phương làm chậm, thậm chí có đoạn không giải phóng mặt bằng được làm ảnh hưởng đến tiến độ.

Từ những vấn đề nêu trên tôi đề nghị:

1. Quốc hội, Chính phủ quyết tâm một lần nữa để thông toàn tuyến trong giai đoạn 2021-2025; không để tuyến đường mang tên Bác kéo dài nhiều năm sang giai đoạn 2026-2030; có như thế tuyến đường mang tên Bác mới thực sự phát huy hiệu quả, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng, các địa phương có tuyến đường đi qua và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

2. Chính phủ cần chỉ đạo hoàn thành quyết toán các dự án thành phần còn lại, đồng thời chỉ đạo làm rõ hơn về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư các dự án thành phần, nhất là kế quả xử lý thu hồi tiền vi phạm qua thanh tra, kiểm toán các dự án thành phần đã hoàn thành nếu có.

3. Giai đoạn 2013 đến nay đã huy động được trên 18.500 tỷ đồng để đầu tư 07 dự án với chiều dài khoảng 311km theo hình thức hợp đồng BOT, BT chiếm khoảng 19% tổng nhu cầu vốn để nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh; các nhà đầu tư đã đầu tư rất thành công, vượt tiến độ 1,5 năm như báo cáo tổng kết Nghị quyết đã nêu. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục xem xét, rà soát sửa đổi các quy định về đầu tư PPP, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư theo hình thức đầu tư PPP để giảm áp lực về vốn cho NSNN, trong lúc chúng ta đang chuẩn bị để triển khai nhiều tuyến đường, nhất là đường cao tốc và triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cần nguồn vốn rất lớn từ NSNN.

Tôi xin hết ý kiến!

Xin trân trọng cám ơn Quốc hội!


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    542 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.181.588
    Trong năm: 1.347.572
    Trong tháng: 142.733
    Trong tuần: 30.761
    Trong ngày: 3.198
    Online: 73