Ngày 25/8/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 5010/BTNMT-PC về việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Câu số 1. Theo quy định của Luật Khoáng sản, các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản và các quy định của pháp luật có liên quan (Luật Đầu tư, Luật Đất Đai, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Lâm nghiệp...), trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản rất phức tạp, kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Chưa quy định cụ thể đối với loại khoáng sản đặc thù như đất làm vật liệu san lấp, dẫn đến việc cấp phép thăm đò, khai thác các mỏ làm vật liệu san lấp mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc cung cấp vật liệu thi công các dự án quan trọng của Quốc gia trên địa bàn. Do đó, đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Khoáng sản trong đó quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, nhất là cần có quy định riêng về trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.

Trả lời: Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận kiến nghị của cử tri để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản và văn bản hướng dẫn trong thời gian tới.

Câu số 2. Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 52, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: "Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, khoảng cách an toàn về môi trường là khoảng cách tối thiểu từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến công trình hiện hữu và hợp pháp của khu dân cư gồm nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, công trình giáo dục, y tế để bảo đảm an toàn về môi trường". Tuy nhiên, Nghị định chưa quy định về khoảng cách từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến các công trình nằm trong quy hoạch hoặc đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, đề nghị bổ sung quy định khoảng cách an toàn về môi trường đến các công trình nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, làm cơ sở nghiên cứu khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trả lời: Khoảng cách an toàn về môi trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là khoảng cách tối thiểu từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đến công trình hiện hữu và hợp pháp của khu dân cư gồm nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, công trình giáo dục, y tế để bảo đảm an toàn về môi trường và không quy định khoảng cách từ cơ sở, kho tăng đến các công trình nằm trong quy hoạch hoặc đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc bổ sung quy định khoảng cách an toàn về môi trường đến các công trình nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt là không khả thi do tỉnh trạng quy hoạch treo hoặc không thực hiện quy hoạch theo phê duyệt.

Câu số 3. Theo quy định tại mục II 6 phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Dự án cỏ yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật đất đai) thuộc đối tượng lập báo cảo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Như vậy, các dự án phải chuyển mục đích đất lúa, diện tích nhỏ (như xây dựng các nhà văn hóa, đường giao thông trong xã, thôn, cầu, cống của xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ...) không phát sinh nhiều chất thải cũng thuộc trường hợp phải lập ĐTM là chưa phù hợp với điều kiện thực tế và chưa sát với quan điểm của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (phân loại dự án để giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, chỉ những dự án có mức độ ô nhiễm môi trường cao mới phải làm ĐTM). Tương tự như vậy, đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh (cấp phép khai thác, sử dụng trên 10m3 nước/ngày đêm dưới đất) được quy định tại mục 9 phụ lục IV kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng thuộc trường hợp phải lập báo cáo ĐTM, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt là chưa phủ hợp. Do đó, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp trên và xem xét điều chỉnh các quy định cho phù hợp với thực tế, đảm bảo mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.

Trả lời: Một trong những yêu cầu khi chỉnh sửa pháp luật về bảo vệ môi trường là cố gắng đồng bộ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường với các quy định trong pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên biển, xây dựng, đầu tư... nhằm thuận lợi trong việc đồng bộ các thủ tục hành chính về cùng một cấp quản lý đảm bảo mục tiêu cải cách thủ tục hành chính. Xuất phát từ quan điểm nêu trên, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trưởng năm 2020 đã quy định các Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật đất đai và các dự án khai thác, sử dụng tải nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Việc quy định cận dưới nhỏ trong quy định pháp luật về đất đai, tài nguyên nước dẫn đến nhiều Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sẽ được giải quyết khi sửa đổi các quy định pháp luật về đất đai, tài nguyên nước.

Câu số 4. Đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định đối với trường hợp xác định lại diện tích đất ở của hộ gia đình cá nhân trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 01/7/2014 đối với trường hợp không có một trong các loại giấy tờ theo quy định khoản 1,2,3 Điều 100, Luật Đất đai 2013; Điều 18, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và ban hành danh mục thủ tục hành chính để có cơ sở thực hiện.

Trả lời: Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành (tại điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) thì trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước đây mà người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định sử 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai nhưng diện tích đất ở chưa được xác định theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103 Luật Đất đai, khoản 3 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và chưa được xác định lại theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 45 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, nay người sử dụng đất có đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở hoặc khi Nhà nước thu hồi đất thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103 Luật Đất đai và khoản 3 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu trên thì không có cơ sở để xem xét việc xác định lại diện tích đất ở.

Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ sửa đổi Luật Đất đai, trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu ý kiến của cử tri để rà soát, hoàn thiện./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.288.864
    Trong năm: 977.818
    Trong tháng: 90.109
    Trong tuần: 23.519
    Trong ngày: 62
    Online: 39