Trong 2 ngày 20 và 21/9, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát chuyên đề việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sát nhập cơ quan, đơn vị hành chính giai đoạn 2019 - 2023 tại các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Bá Thước. Tham gia đoàn giám sát có đại diện lãnh đạo Sở Tài chính.
Đồng chí Lê Quang Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát và các thành viên trong đoàn giám sát thực tế tại công sở xã Minh Dân (Triệu Sơn)
Sau khi thực hiện chủ trương về sát nhập cơ quan, đơn vị hành chính, tại các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Bá Thước dôi dư nhiều công trình bao gồm đất và tài sản trên đất. Các công trình dôi dư chủ yếu là nhà văn hóa thôn, bản, khu phố; trường học; công sở UBND cấp xã. Các địa phương này đã thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của tỉnh về quản lý đất công gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau khi sát nhập; đã thống kê, rà soát, phân loại các loại đất, công trình để đưa vào danh mục quản lý.
Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tại huyện Triệu Sơn
Trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tổng số cơ sở nhà, đất dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập là 52 cơ sở được UBND tỉnh chuyển giao về UBND huyện quản lý, xử lý. Giai đoạn 2019 - 2023, qua rà soát, UBND huyện Triệu Sơn đề xuất phương án giữ lại tiếp tục sử dụng 16 cơ sở; chuyển giao về địa phương quản lý, sử dụng 1 cơ sở; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 35 cơ sở; số cơ sở nhà, đất dôi dư không có nhu cầu sử dụng trên địa bàn huyện là 36 cơ sở, chủ yếu là nhà văn hóa thôn. Đối với các cơ sở nhà, đất không sử dụng và chưa xử lý được sau sắp xếp, sáp nhập, huyện Triệu Sơn đã yêu cầu UBND các xã, các đơn vị, trường học trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản dôi dư, có trách nhiệm bảo vệ, trông coi. Hiện nay, UBND huyện Triệu Sơn đang tiếp tục rà soát, đối chiếu các tài sản dôi dư với quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, điều chuyển phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tại huyện Hà Trung
Trên địa bàn Hà Trung, số tài sản dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập là 19 tài sản, với diện tích đất hơn 48.342m2, gồm: Công sở xã, Trung tâm văn hóa - thể thao xã, trạm y tế xã. Trong 19 tài sản dôi dư, huyện Hà Trung đã chuyển đổi công năng sử dụng công sở xã Hà Lâm (cũ) và Trung tâm văn hóa - thể thao xã Hà Lâm (cũ) làm Trường Mầm non Hà Lâm, xã Yến Sơn. Còn 17 tài sản cấp xã và 14 tài sản là nhà văn hóa thôn chưa được sắp xếp, điều chuyển. Thực hiện việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Hà Trung đã thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với 7 trụ sở làm việc, 3 Trung tâm văn hóa - thể thao xã, 2 trạm y tế và 13 nhà văn hóa thôn.
Thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát
Trên địa bàn huyện Bá Thước, giai đoạn 2019-2023, tổng số công trình trên đất của các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập là 115. Trong đó, số đang sử dụng 88 công trình, số không còn nhu cầu sử dụng là 27 công trình. Tổng diện tích đất của các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập hơn 262.325m2, trong đó diện tích đất đang sử dụng là 208.050m2, diện tích đất không còn nhu cầu sử dụng là 54.275m2. Các cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện đều đã lập phương án xử lý. Trong thời gian chờ quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, các cơ sở nhà, đất đã tạm thời bàn giao cho đơn vị mới quản lý, sử dụng để tránh thất thoát, lãng phí tài sản công. Hiện nay, số nhà, đất chưa được phê duyệt sắp xếp, điều chuyển là 17 cơ sở, diện tích hơn 31.571m2, tài sản gắn liền với đất là 24 công trình. Trong đó, số nhà, đất đề xuất phương án điều chuyển là 10 cơ sở; số nhà, đất đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 7 cơ sở.
Chủ tịch UBND huyện Bá Thước phát biểu tại buổi giám sát
Nhìn chung, các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Bá Thước Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện quy định về quản lý đất công, tài sản công sau sát nhập cơ quan, đơn vị hành chính gặp nhiều bất cập do. Bên cạnh đó, các địa phương. Đến nay, các huyện chưa xây dựng được phương án xử lý đất công, tài sản công trên địa bàn dẫn đến tình trạng nhiều công trình bị bỏ hoang trong thời gian dài, bị hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí khiến dư luận Nhân dân bức xúc.
Lãnh đạo Sở Tài chính phát biểu tại buổi giám sát
Thảo luận tại các buổi giám sát, thành viên trong đoàn giám sát và lãnh đạo các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Bá Thước đã chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản công dôi dư, như: Các quy định của pháp luật thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo, các hướng dẫn dưới luật chưa kịp thời; quy định về quy trình xử lý đất công, tài sản công sau sát nhập còn phức tạp, thủ tục rườm rà nên các địa phương khá lúng túng trong quá trình thực hiện; tình trạng thừa, thiếu nhà văn hóa thôn sau sáp nhập; chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý đất và tài sản công sau sát nhập thể hiện thông qua việc các huyện thành lập Ban chỉ đạo, tiểu ban giúp việc xử lý đất và tài sản công chậm so với quy định; nhiều công trình bị bỏ hoang, xuống cấp...
Đồng chí Lê Quang Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát phát biểu kết luận buổi giám sát
Phát biểu kết luận các buổi giám sát, đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát khẳng định công tác xử lý đất, tài sản công sau sát nhập cơ quan đơn vị là nhiệm vụ cần được các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện tại các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Bá Thước nói riêng, tại các địa phương trong tỉnh nói chung là rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đồng chí Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị các huyện tiếp thu ý kiến của thành viên đoàn giám sát, trong thời gian tới cần rà soát lại đất công và tài sản công để có phân loại phù hợp với quy hoạch. Các huyện cần phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch, phương án quản lý, sử dụng đất công, tài sản công sau sát nhập trình tỉnh phê duyệt theo quy định. Việc quản lý, sử dụng đất công, tài sản công dôi dư sau sát nhập phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nhưng phải khẩn trương, tránh kéo dài gây lãng phí ngân sách. Từ yêu cầu đó, đồng chí Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh gợi mở một số phương án xử lý đối với đất, tài sản công sau sát nhập như: Bàn giao cho cộng đồng dân cư sử dụng một số nhà văn hóa dôi dư để làm nơi sinh hoạt cộng đồng, phục vụ đời sống của Nhân dân; bàn giao cho công an xã quản lý và sử dụng trụ sở UBND dôi dư để phát huy được hiệu quả, tránh lãng phí cơ sở vật chất, đồng thời giảm được nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở công an các xã, thị trấn; giao cho các UBND các xã bảo vệ, trông coi công sở dôi dư chưa sử dụng để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai, trộm cắp tài sản, gây dư luận không tốt trong Nhân dân…
Đồng chí Lê Quang Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đề nghị sau khi UBND tỉnh phê duyệt phương án mới, các địa phương phải triển khai nghiêm túc, kịp thời, bảo đảm hiệu quả cao nhất đối với từng tài sản./.