Ngày 16/01/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Văn bản số 221/BGDĐT-VP về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi đến trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

I. Nội dung kiến nghị 1: Cử tri huyện Yên Định đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, ban hành quy định mới, cụ thể hơn về dạy thêm, học thêm để việc quản lý đồng bộ, thống nhất; cần bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đây là điều cần thiết để công tác quản lý chặt chẽ, minh bạch hơn. Trước mắt, cần có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất về quản lý hoạt động dạy thêm học thêm, nhất là ngoài nhà trường để có căn cử quản lý hoạt động này tại địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cảm ơn sự quan tâm của cử tri tỉnh Thanh Hóa. Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:

Ngày 16/5/2012, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 17/TT- BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (sau đây gọi tắt là Thông tư số 17).

Sau khi Luật sửa đổi Luật Đầu tư (Luật số 03/2016/QH14) đưa hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT) ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, một số Điều quy định về điều kiện và cấp phép tổ chức DTHT tại Thông tư số 17 không còn phù hợp. Vì vậy, ngày 26/8 / 2019 Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT công bố hết hiệu lực các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 quy định tại Thông tư số 17. Tuy nhiên, các quy định khác của Thông tư số 17 vẫn có hiệu lực thi hành, đặc biệt các quy định về nguyên tắc DTHT (Điều 3); các trường hợp không được dạy thêm (Điều 4); trách nhiệm của các cấp quản lý, cơ sở giáo dục về hoạt động DTHT (Điều 15, 16, 17, 18, 19); trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động DTHT (Điều 20); công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm (Điều 21, 22). Trên thực tế, nhiều địa phương căn cứ vào các điều còn hiệu lực của Thông tư số 17 đã ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo hoạt động DTHT tại địa phương hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa hoạt động DTHT vào Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được đưa vào Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ GDĐT sẽ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý hoạt động DTHT (sửa Thông tư số 17) nhằm bảo đảm phù hợp, thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động DTHT trong và ngoài nhà trường của các địa phương, cơ sở giáo dục. Đồng thời, Bộ GDĐT tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức DTHT tại các cơ sở giáo dục và các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường.

II. Nội dung kiến nghị 2: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên hằng năm cho tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đảm bảo định biên giáo viên trên lớp, không thực hiện cắt giảm biên chế theo tỷ lệ chung vì giáo dục có đặc thù riêng; xem xét lại việc quy định cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập là các cơ sở giáo dục, đào tạo theo Khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 do đặc thù các cơ sở giáo dục công lập ngoài quản lý viên chức, người lao động, còn phải quản lý số lượng người học. 

Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:

1. Về bổ sung biên chế giáo viên năm học 2023-2024

Thực hiện nhiệm vụ rà soát, đề xuất Trung ương giao bổ sung biên chế giáo viên năm học 2023-2024 theo Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản đề nghị các địa phương rà soát, đề xuất bổ sung biên chế giáo viên năm học 2023-2024 (Công văn số 402/NGCBQLGD-PTNGCB ngày 17/4/2023 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo và Công văn số 3910/BNV-TCBC ngày 22/7/2023 gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương).

Hiện tại, Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Nội vụ đã xây dựng xong báo cáo rà soát và phương án đề xuất bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương năm học 2023-2024 (trong đó có tỉnh Thanh Hóa) gửi các cơ quan Trung ương có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

2. Về việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục

Tỉnh giản biên chế là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Để triển khai chủ trương này, các địa phương cần có lộ trình và giải pháp thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và thực hiện nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” một cách phù hợp.

Bộ GDĐT đã và đang tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu để tham mưu Chính phủ, các cơ quan Trung ương có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện tinh giản biên chế ngành Giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của vùng niền và của các địa phương.

3. Về việc xem xét lại việc quy định cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập là các cơ sở giáo dục, đào tạo

Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc đề xuất sửa đổi Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Trong đó đã đề xuất ang số lượng cấp phó đối với các trường liên cấp; các trường có số lượng lớp 5m; các trường có nhiều điểm trường... để Chính phủ xem xét, quyết định.

III. Nội dung kiến nghị 3: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu Đình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập, đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi). Đầu tư nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đáp ứng êu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là vùng miền núi, vùng đặc biệt khó Khăn, vùng bãi ngang ven biển; có cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng 100% các Trường Tiểu học theo mô hình bản trủ, thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác ở khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn với mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng, nghiên cứu chỉnh sách cho giáo viên và học sinh miền núi, khu vực đặc biệt khó khăn đã không còn được hưởng chính sách sau khi có Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. 

Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:

1. Về chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập; đề ăn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi)

Theo quy định của Chính phủ, chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (Nghị định số 69) và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 69. Đối với giáo dục mầm non, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non có quy định chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non (Điều 6), chính sách đối với giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp (Điều 5, Điều 8 và Điều 10).

2. Về đầu tư nguồn lực cho chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển

Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN), vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, có 03 Chương trình Mục tiêu Quốc gia (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, MN giai đoạn 2021-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025) với nhiều nội dung ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bào DTTS, MN, vùng sâu, vùng xa.

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025, trong đó có nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào DTTS, MN. Cụ thể, Tiểu dự án 4.1 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", do Ủy ban Dân tộc chủ trì, trong đó có mục tiêu "100% số trường, lớp học và trạm y tế các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được xây dựng kiên cố", Tiểu dự án 5.1 “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, do Bộ GDĐT chủ trì, trong đó có mục tiêu "Củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú, đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việc tổ chức dạy - học (bao gồm cả các hoạt động dạy và học trực tuyến), nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú", Tiểu dự án 2 - Dự án 4 “Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc” do Ủy ban Dân tộc chủ trì với mục tiêu "Củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh dân tộc thiểu số để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người dân tộc thiểu số".

Hiện nay, Bộ GDĐT đang tích cực chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Tiểu Dự án 1 - Dự án 5 theo kế hoạch. Tiểu Dự án 1 - Dự án 5 đã góp phần giải quyết cơ bản những khó khăn (nhất là về cơ sở vật chất, thiết bị nâng cao năng lực đội ngũ) đối với hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh ở bán trú và công tác xóa mù chữ ở vùng đồng bào DTTS, MN.

Trong số 10 trường được đầu tư tại Tiều dự án 2 - Dự án 4 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, Bộ GDĐT được giao chủ trì 04 trường (Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Tây Bắc và 02 trường Hữu nghị). Bộ GDĐT đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư cho 04 trường thuộc Dự án 4.2 theo đúng quy định của pháp luật.

3. Về cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng 100% các Trường Tiểu học theo mô hình bán trú, thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác ở khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 đã nêu: “Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày”; đối với cấp tiểu học: “Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút". Đây là một cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức “mô hình bán trú” (tổ chức cho trẻ em ăn trưa tại cơ sở giáo dục) để tạo điều kiện cho học sinh học cả ngày tại cơ sở giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Bộ GDĐT đang tổ chức khảo sát, hội thảo để lập hồ sơ đề nghị Chính phủ xây dựng Nghị định thực hiện "Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc"; "Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước" theo Điều 14 Luật Giáo dục 2019, để có thể có "cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng 100% các trường tiểu học theo mô hình bán trú".

4. Về chính sách cho giáo viên và học sinh miền núi, khu vực đặc biệt khó khăn đã không còn được hưởng chính sách sau khi có Quyết định số 861/QĐ- TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 Theo đó, các xã khu vực III, khu vực II đã được phê duyệt tại Quyết định này nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có hiệu lực. Mặc dù đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng do chưa đồng bộ hạ tầng cơ sở nên cuộc sống của người dân khu vực này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian tới, khi triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới (dự kiến từ ngày 01/7/2024), Bộ GDĐT phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét đề xuất mức phụ cấp ưu đãi phù hợp cho giáo viên (đặc biệt là giáo viên công tác tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) nhằm tăng thêm thu nhập, giúp giáo viên ổn định cuộc sống và yên tâm công tác.

IV. Nội dung kiến nghị 4: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn cơ chế, bổ sung kinh phí hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, phù hợp với đặc điểm từng cơ sở giáo dục, từng địa phương để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. 

Về vấn đề này, Bộ GDĐT xin được trả lời cụ thể như sau:

Tại Điều 13, Nghị định số 111/2022/NĐ-CP quy định: "Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định về chế độ, chính sách khi phát sinh vướng mắc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định; hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động để thống nhất thực hiện". Đồng thời, tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP cũng không giao thẩm quyền cho Bộ GDĐT về việc hướng dẫn cơ chế, bổ sung kinh phí hợp đồng giáo viên. Do đó, Bộ GDĐT không có căn cứ và thẩm quyền để hướng dẫn về nội dung này.

Bộ GDĐT ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ kiến nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế, bổ sung kinh phí hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    406 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.803.820
    Trong năm: 1.164.213
    Trong tháng: 137.359
    Trong tuần: 30.012
    Trong ngày: 1.664
    Online: 93