Ngày 13/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá gồm các đại biểu: Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá, Trưởng đoàn giám sát; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách; Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế đã tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020-2023” tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tham gia đoàn giám sát có đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi giám sát tại Sở LĐTB&XH tỉnh.

Giai đoạn 2020-2023, Sở LĐ-TB&XH đã thực hiện tốt công tác tham mưu, hướng dẫn và thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về việc làm; chủ động triển khai tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; góp phần nâng cao nhận thức của xã hội nói chung, người lao động nói riêng và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, nhất là doanh nghiệp và người lao động tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, kịp thời nhất các chính sách, pháp luật về việc làm. Kết quả, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 252.000 lao động; trong đó, đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gần 41.000 lao động, vượt 57% kế hoạch giao. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tính cực; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành Nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 41% xuống 31%; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 59% tăng lên 69%. Đồng thời, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn giảm xuống, nhiều thanh niên nông thôn tìm được việc làm phù hợp hoặc có thể tự tạo việc làm với mức thu nhập ổn định.

Đồng chí Hoàng Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020-2023

Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi tạo việc làm, nguồn vốn được đầu tư đến tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, đã cho vay 2.092,8 tỷ đồng với 30.036 lượt người lao động được vay vốn. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2023 là 1.655,9 tỷ đồng với 22.899 người lao động còn dư nợ...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm hiện nay mới chỉ đáp ứng được 15 đến 20% nhu cầu vay vốn của Nhân dân trong tỉnh. Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề của một số cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa cao. Chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn nhiều khó khăn. Đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động.

Sở LĐ-TB&XH đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Việc làm năm 2013, bổ sung quy định về đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; quy định liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm; các chính sách, đối tượng tham gia BHTN, chính sách việc làm; bổ sung quy định về ưu tiên các đối tượng người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, người lao động là thân nhân người có công với cách mạng... Đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành sớm điều chỉnh chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài (theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) sang hỗ trợ trọn gói cho người lao động theo từng thị trường lao động và đối tượng cụ thể do việc để người lao động cung cấp chứng từ nhận hỗ trợ rất khó khăn. Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sớm ban hành và mở rộng danh mục ngành, nghề để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh phát biểu tại buổi giám sát

Tại buổi giám sát, các đại biểu và thành viên Đoàn giám sát đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội làm rõ thêm về những tồn tại, bất cập trong quy định của pháp luật trong thực hiện các chính sách, lao động, việc làm.

Trưởng đoàn giám sát Mai Văn Hải tiếp thu ý kiến và kết luận buổi giám sát

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Mai Văn Hải Phó, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao những kết quả mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đạt được trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020 - 2023. Đồng thời trao đổi thêm một số tồn tại, hạn chế cần quan tâm khắc phục. Thời gian tới, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cần tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các địa phương trong thực hiện chính sách, pháp luật về lao động và việc làm. Rà soát, đánh giá các chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động ở nông thôn, hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm, cũng như việc thành lập và phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực việc làm tại các địa phương. Từ đó, kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những chính sách chưa phù hợp, bổ sung thêm chính sách mới, nhất là chính sách về việc chi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và một số chính sách khác liên quan đến chế độ Bảo hiểm thất nghiệp.

 Những đề xuất, kiến nghị trong chương trình giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp, nghiên cứu, tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và chuyển đến Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    516 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.030.817
    Trong năm: 1.278.311
    Trong tháng: 147.031
    Trong tuần: 25.019
    Trong ngày: 2.671
    Online: 36