Những ngày cuối tháng 3-2015, hàng nghìn công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) đã đình công để bày tỏ quan điểm không đồng tình với Điều 60 Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) năm 2014 về giải quyết BHXH một lần. Lãnh đạo Bộ Lao động đã phải đối thoại với công nhân, cam kết tiếp thu những góp ý và kiến nghị sửa luật. Đánh giá khách quan thì Luật BHXH 2014 có nhiều điểm ưu việt hơn so với luật cũ, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động khi về già. Tuy nhiên, qua sự việc công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cho thấy, việc xem xét ban hành luật là rất quan trọng nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến và giải thích cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của chính sách càng quan trọng hơn.

BSL_15_5_2015.jpg 

Luật BHXH năm 2014 - Nhân văn nhưng người lao động chưa hiểu cặn kẽ

Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ 1-1-2016 và 1-1-2018 tùy theo nhóm đối tượng. Điều 60 Luật này quy định: Người lao động không được nhận hỗ trợ một lần ngay sau khi nghỉ việc như luật cũ mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu. Trong thời gian chấm dứt hợp đồng, người lao động được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, tư vấn việc làm... Đến khi người lao động trở lại làm việc, thời gian đóng BHXH sẽ được cộng dồn, tích luỹ đủ để đến tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu theo quy định. Không đồng tình với quy định này, đầu năm 2015, hàng nghìn lao động Công ty Pouyuen đã ngừng việc tập thể để phản đối. Lãnh đạo Bộ Lao động đã phải đối thoại với công nhân, cam kết tiếp thu những góp ý và kiến nghị sửa luật.

Trước đó, Quốc hội thống nhất cao với Tờ trình số 28, ngày 7-2-2014 của Chính phủ về Dự án Luật BHXH (sửa đổi) trong đó bỏ quy định BHXH một lần tại Điều 55 Luật BHXH hiện hành. Đề xuất này của Chính phủ căn cứ trên cơ sở tổng kết đánh giá qua 6 năm thực hiện Luật BHXH năm 2006; cơ sở số liệu thực tế, bình quân trong giai đoạn 2007-2012 trong tổng số người được giải quyết chế độ hưu trí thì có khoảng 80% giải quyết hưởng BHXH một lần, chỉ có khoảng 20% hưởng lương hưu hàng tháng. Quan điểm của Chính phủ và Quốc hội mong muốn là thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho NLĐ theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01-6-2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Kết luận số 63-KL/TW tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020; Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 và Điều 34 Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”.

Thực tế Điều 60 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê rất cụ thể những trường hợp khi nào được hưởng chế độ trợ cấp xã hội một lần. Việc đưa nội dung này vào khiến Luật BHXH mới bảo đảm rất nhiều quyền lợi của NLĐ. Nguyên nhân NLĐ đình công có thể do tác động về mặt tâm lý do đời sống còn nhiều khó khăn trước mắt. Họ suy nghĩ đơn giản là trước đây, khi NLĐ nghỉ việc, không tiếp tục đóng BHXH, có nguyện vọng nhận trợ cấp một lần mà thời gian đóng bảo hiểm chưa đủ 20 năm, thì họ được BHXH chi trả một lần đối với trường hợp không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Luật BHXH năm 2014 quy định những người thuộc 1 trong 4 trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 60 mới được BHXH chi trả một lần. Ở đây giữa luật mới và luật cũ có sự chênh lệch về đối tượng này. Nếu so sánh thì luật mới đã thu hẹp trong trường hợp nghỉ 1 năm mà không tiếp tục đóng BHXH nữa, có nhu cầu nhận tiền BHXH 1 lần thì sẽ được BHXH chi trả. Khi so sánh giữa luật cũ và luật mới, NLĐ thấy rằng trong Điều 60 luật mới không có điểm đó, quyền lợi của họ bị xâm phạm.

Như vậy, khách quan nhìn nhận thì có sự chuyển biến tích cực đối với quyền lợi NLĐ, khuyến khích NLĐ tích lũy thời gian tham gia BHXH để có đủ điều kiện, được hưởng lương hưu ổn định đời sống khi về già. Quy định này cho phép NLĐ được cộng dồn thời gian tham gia BHXH. Khác với trước đây, khi nghỉ việc gián đoạn và nhận BHXH một lần, đến khi người này đi làm muốn đóng lại để tính cho đủ năm thì không được. Trường hợp NLĐ không may qua đời trong thời gian chờ nhận trợ cấp một lần, theo Điều 66, BHXH sẽ hỗ trợ tiền mai táng phí là 10 tháng lương cơ sở. Bên cạnh đó, nếu người này đóng đủ BHXH 15 năm trở lên thì thân nhân người này sẽ nhận được trợ cấp tuất hàng tháng. Nếu người đã mất không đóng đủ thời hạn này thì gia đình sẽ được nhận tiền tuất một lần.

Như vậy có thể thấy Luật BHXH mới là chủ trương, chính sách rất nhân văn. Chủ trương này cũng đã có nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường lao động ở nước ta đang hoàn thiện, đời sống của NLĐ, đặc biệt là lao động ở các khu công nghiệp còn nhiều khó khăn, tiền lương tối thiểu theo 4 vùng chưa đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu (mới đáp ứng khoảng 70%), lao động làm việc trong các khu công nghiệp chủ yếu là người các tỉnh từ khu vực nông thôn, đều muốn làm việc một số năm và trở về quê tiếp tục lập nghiệp, vì vậy họ muốn thanh toán BHXH một lần để có tiền đảm bảo cuộc sống trước mắt. Qua nắm bắt được biết, đa số công nhân đã có quá trình tham gia BHXH trên 15 năm không muốn lấy “một cục”, mà muốn để thêm vài năm nữa là được hưởng hưu trí; còn đa số công nhân có thời gian làm dưới 3 năm lại rất muốn nhận khoản tiền này để có vốn làm ăn. Mong muốn này của NLĐ là chính đáng để giải quyết khó khăn tức thời.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng Luật BHXH năm 2014 có nhiều điểm ưu việt, nhân văn nhưng cần được triển khai linh hoạt, có lộ trình; khi triển khai thi hành cần tuyên truyền giải thích cặn kẽ cho nhân dân… 

Người lao động cần được tư vấn để lựa chọn quyền lợi của mình

Từ thực tế nêu trên cho thấy từ công tác ban hành luật đến việc triển khai thi hành luật có rất nhiều khía cạnh cần phân tích, mổ xẻ để mỗi đạo luật khi đi vào cuộc sống thực sự là một chủ trương nhân văn, khoa học, được nhân dân đồng thuận.

Vừa qua, Chính phủ đã xem xét thực tế và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật BHXH 2014 theo hướng linh hoạt, phù hợp với nguyện vọng của NLĐ, đó là NLĐ không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Luật Luật BHXH năm 2006 có quy định là sau 1 năm nghỉ việc, nếu người lao động không tiếp tục đóng BHXH nữa và có nhu cầu nhận BHXH một lần, mà chưa đủ điều kiện để nhận lương hưu, thì họ sẽ được nhận một lần. Như vậy, tinh thần vẫn theo quy định của Luật BHXH năm 2006.

Qua sự việc xảy ra ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam cũng cho thấy công tác tuyên truyền cho công nhân chưa thấu đáo. Vì vậy, khi ban hành một chủ trương, chính sách mới cần có sự thông tin đầy đủ cho nhân dân. Phải phân tích rõ cho NLĐ biết được sự ưu việt của chính sách, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội. Ngay sau khi diễn ra đình công ở Công ty PouYuen Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí đã tăng cường giải thích chính sách dựa trên quan điểm, mục tiêu của Đảng và quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên, để đảm bảo thực thi Lut BHXH, các cơ quan qun lý nhà nưc, công đoàn, bo him xã hi các cp, các cơ quan thông tin đi chúng và các đa phương cn tăng cưng công tác tuyên truyn, phổ biến và giải thích đầy đủ ý nghĩa, mc tiêu, quan đim ca chính sách BHXH, đc bit là chính sách BHXH mt ln để người lao đng nm đưc quyn li BHXH như “của để dành” đưc Nhà nưc bo hộ nhằm bo đm cuc sng cho ngưi lao đng khi hết tui lao đng. Người lao động cần được tư vấn để cân nhắc, lựa chọn hình thức nhận một lần hay bảo lưu. Nên có tuyên truyền, tư vấn để người lao động thấy rằng, nếu nhận trợ cấp một lần mà không có lợi thì nên để lại. Phải làm cho người lao động hiểu rằng nếu nhận trợ cấp thì thấy “tiền tươi thóc thật”, nhưng về lâu dài thì họ sẽ thiệt và họ cần lựa chọn giải pháp tốt nhất. Với tư cách là một chuyên gia tôi mong rằng, NLĐ nên cân nhắc khi quyết định lựa chọn để cố gắng có đủ điều kiện hưởng chính sách hưu trí khi hết tuổi lao động, tránh được rủi ro khi tuổi già.

Theo quy đnh mc đóng BHXH bt buc hin nay, ngưi sử dng lao đng đóng vào qu BHXH là 14%, NLĐ đóng 8% quỹ tiền lương tháng và 14% do ngưi sử dng lao đng đóng được hạch toán vào giá thành, phí lưu thông, giảm trừ thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước chịu 25% mức đóng góp từ người sử dụng lao động. Nhưng nếu NLĐ hưng BHXH mt ln thì số tiền nhận được thấp hơn số tiền tham gia BHXH, vì số tiền đóng của NLĐ một năm bằng 2,64 tháng lương (22% x 12 tháng) trong khi trợ cấp một lần chỉ được 2,0 tháng lương/1 năm làm việc. Tức là ít nhất họ cũng bị thiệt thòi 0,6 tháng lương. Hiện nay trong quỹ bảo hiểm hưu trí phải đóng, lương hưu thực tế bình quân người lao động được hưởng là 9 năm. Song thực tế họ sống lâu hơn số năm đó, do đó quỹ bảo hiểm, thậm chí Nhà nước phải trả cho những năm tiếp theo. Hin nay mi năm ngân sách phi chi hơn 3.000 tỷ đng cho khong 1,4 triu ngưi 80 tui trở lên không có lương hưu. Nếu chúng ta tiếp tục cho người lao động hưởng chính sách BHXH một lần không có sự cân nhắc, thì 5 năm tới, cả nước ít nhất có khoảng 2,5 triệu người ra khỏi hệ thống BHXH, đồng nghĩa với tương lai có 2,5 triệu người cao tuổi sẽ thuộc đối tượng hưởng lương hưu xã hội từ ngân sách nhà nước.

Công nhân đấu tranh đòi quyền lợi là chính đáng. Công nhân của chúng ta đa số là tốt, có bản lĩnh, tuy nhiên cũng có một số người hiểu biết về luật pháp còn chưa cặn kẽ. Trước những vấn đề bức xúc, họ dễ bị kích động, lôi kéo. Sự việc ở Công ty PouYuen, qua đối thoại, nhiều công nhân nói rằng họ chẳng biết chuyện gì, thấy mọi người tụ tập thì cũng kéo đến. Việc đình công, bãi công phải theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp công nhân không đồng ý với những quy định trong luật, có thể thông qua các tổ chức công đoàn cơ sở, để kiến nghị với các cơ quan chức năng xem xét, tránh đình công trái pháp luật, gây thiệt hại cho chính mình và người sử dụng lao động. Pháp luật về lao động đã quy định cơ chế đối thoại tại nơi làm việc nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Vì vậy, các doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức đối thoại định kỳ với NLĐ để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ. Qua đó, những gì thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp thì doanh nghiệp giải quyết; cái gì ngoài thẩm quyền thì kiến nghị với các cơ quan chức năng.■

 TS. Bùi Sỹ Lợi

 

Thông qua việc sửa đổi luật này cũng cho thấy, Nhà nước, Quốc hội rất tôn trọng ý kiến nhân dân, vì nhân dân. Không chỉ là một điều, nếu là cả một đạo luật chưa đáp ứng được thực tế, thì đều có thể sửa đổi sao cho phù hợp với nguyện vọng của người dân, của xã hội. Tinh thần sửa đổi và nội dung sửa đổi luật vẫn bám sát quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về quyền công dân, quyền dân chủ và quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

 

 

Hàng năm, có khoảng gần 500.000 người hưởng BHXH một lần và con số này có xu hướng gia tăng qua từng năm. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã ra khỏi lưới an sinh xã hội, về già không có khoản thu nhập ổn định, sẽ dồn gánh nặng lên gia đình và xã hội. Nhiu NLĐ sau khi nhn BHXH một ln li mun hoàn trả lại quỹ BHXH phần họ đã nhận để tiếp tục thời gian làm việc và đóng BHXH nhưng theo quy định thì không được áp dụng.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
370 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 3.288.445
Trong năm: 980.441
Trong tháng: 90.305
Trong tuần: 22.433
Trong ngày: 3.218
Online: 172