Ngày 24/8/2022, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thanh Hóa gồm các đồng chí: Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát; Lê Thanh Hoàn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Cao Mạnh Linh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có buổi giám sát trực tiếp chuyên đề về “Việc thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 15/8/2017 - 31/5/2022” tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn và Quỹ tín dụng nhân dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc.

 

Tham gia Đoàn giám sát có đại diện lãnh đạo: Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tài chính Thanh Hóa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn

Theo báo cáo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bỉm sơn và Quỹ tín dụng nhân dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 đã tạo hành lang pháp lý  giúp các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu hiệu quả hơn thông qua xử lý tài sản đảm bảo khoản vay. Đồng thời các cơ quan chức năng như Toà án, cơ quan thi hành án cũng tích cực phối hợp với các tổ chức tín dụng trong xử lý, thu hồi nợ xấu, góp phần khơi thông dòng tín dụng đang ứ đọng để phục vụ nền kinh tế. Từ năm 2017 đến nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bỉm Sơn đã phối hợp với các cơ quan chức năng khởi kiện 23 khách hàng nợ xấu, thu hồi hơn 20 tỷ đồng; quỹ tín dụng nhân dân Ngư Lộc xử lý 23 món nợ xấu, thu hồi về hơn 4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện thu hồi nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42 cũng phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là việc áp dụng thủ tục rút gọn và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản biến động; việc nộp thuế khi chuyển nhượng tài sản biến động. Việc phối hợp thực hiện nghị quyết chưa thông suốt. Việc xử lý tài sản thế chấp là con tàu đối với các khoản vay đóng tàu cá theo Nghị định 67 rất khó khăn.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện các đơn vị chịu sự giám sát cho rằng, Nghị quyết 42/2017/QH14 tạo thuận lợi khi áp dụng nhiều chính sách mới so với pháp luật hiện hành về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm nợ xấu; tạo lập cơ sở pháp lý cho tổ chức tín dụng thu hồi nợ xấu. Nghị quyết đã khắc phục được nhiều tồn tại, hạn chế, tạo khuôn khổ pháp lý để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả thực hiện Nghị quyết vẫn chưa đạt kết quả cao, một số nội dung của Nghị quyết chưa được hướng dẫn cụ thể…Vì vậy, các đơn vị đã có những kiến nghị, đề xuất với Đoàn ĐBQH, các vị ĐBQH tỉnh xem xét, có kiến nghị, đề xuất với Quốc hội để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 42.

Đại diện Ngân hàng BIDV chi nhánh Bỉm Sơn phát biểu ý kiến

Đại diện Quỹ tín dụng nhân dân Ngư Lộc phát biểu ý kiến

         

Đồng chí Lê Thanh Hoàn, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu

Đồng chí Cao Mạnh Linh, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa phát biểu

Đại diện lãnh đạo UBND thị xã Bỉm Sơn phát biểu

Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc

          Kết luận tại buổi làm việc với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bỉm Sơn và Quỹ tín dụng nhân dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc; Đồng chí Mai Văn Hải, Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hoá cho rằng: Việc Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 về xử lý, thu hồi nợ xấu đến cuối năm 2023 cho thấy những quy định đã phát huy hiệu quả, tạo hành lang pháp lý vững chắc, đồng bộ để các tổ chức tín dụng xử lý và thu hồi nợ xấu. Đồng chí đề nghị các tổ chức tín dụng thường xuyên phân loại, đánh giá, từ đó có kế hoạch xử lý, thu hồi nợ xấu hiệu quả. Các tổ chức tín dụng cũng cần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro và các trường hợp có thể phát sinh nợ xấu; tăng cường giám sát, kiểm tra nội bộ, kịp thời phát hiện, cảnh báo các rủi ro trong hoạt động tín dụng. Những kiến nghị của các đơn vị, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp báo cáo Quốc hội.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    367 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.206.684
    Trong năm: 983.477
    Trong tháng: 97.082
    Trong tuần: 25.628
    Trong ngày: 1.925
    Online: 11