Thực hiện Quyết định số 137/QĐ-ĐĐBQH ngày 20/6/2022 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa về giám sát “Việc thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 15/8/2017 - 31/5/2022”. Ngày 27/8/2022, Đoàn Giám sát do đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn Giám sát tổ chức làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa chiều ngày 27/8/2022

Tham gia Đoàn giám sát có các vị Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: ông Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá, bà Phạm Thị Xuân, thư ký Tòa án nhân dân huyện Quan Hóa và đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Sở Tài chính Thanh Hóa.

Đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh uỷ viên chuyên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi làm việc

Dưới sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam, UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa đã triển khai nghiêm túc Nghị quyết số 42 đến các chi nhánh ngân hàng, hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn và giám sát kết quả thực hiện.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã nỗ lực đẩy mạnh xử lý nợ xấu đúng mục tiêu, định hướng, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, bảo đảm tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Tại thời điểm ngày 15-8-2017 tổng dư nợ xác định theo Nghị quyết số 42 của các TCTD trên toàn địa bàn là 76.474.671 triệu đồng; trong đó nợ xấu là 1.231.685 triệu đồng, chiếm 1,61% tổng dư nợ. Nợ xấu phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực tính đến ngày 31-5-2022 là 2.962.775 triệu đồng.

Các TCTD trên địa bàn đã xử lý được 2.496 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42; còn lại 1.698 tỷ đồng chưa được xử lý tính đến ngày 31-5-2022.

Riêng các khoản nợ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, nợ được xác định theo Nghị quyết số 42 là 540 tỷ đồng; trong đó, nợ xấu là 493 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 91% tổng dư nợ.

Tại buổi giám sát, đại diện một số ngân hàng được mời tham dự buổi làm việc kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương đôn đốc các chủ tàu vay vốn theo Nghị định số 67 chấp hành trả nợ cho ngân hàng. Đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ các TCTD xử lý phần nợ còn lại theo Nghị định số 67 mà khách hàng không có khả năng trả nợ sau khi đã thu hết khả năng nợ từ việc bán đấu giá tài sản. Đồng thời, có cơ chế khoanh, giãn nợ đối với nhóm chủ tàu có nợ xấu phát sinh do yếu tố khách quan như thời tiết, ngư trường khai thác, tàu thường xuyên hư hỏng…

Đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng: Việc Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 42 về xử lý, thu hồi nợ xấu đến cuối năm 2023 cho thấy những quy định đã phát huy hiệu quả, tạo hành lang pháp lý vững chắc, đồng bộ để các TCTD xử lý và thu hồi nợ xấu.

Đồng chí đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa tăng cường thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 42, xử lý nghiêm theo thẩm quyền quy định đối với các vi phạm pháp luật của các TCTD trong quá trình triển khai thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng, nợ xấu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây tổn thất, mất an toàn và vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD; kiểm soát tốc độ và chất lượng tăng trưởng tín dụng hợp lý; phát hiện và xử lý kịp thời xu hướng đầu tư, cấp tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chỉ đạo sát sao các TCTD có nợ xấu cao, yêu cầu các đơn vị phải chủ động xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; rà soát việc phân loại nợ, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng.

Các TCTD bảo đảm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn. Kiểm soát chặt chẽ cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và đầu tư dài hạn vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục hỗ trợ vốn, miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng theo hướng thuận tiện cho khách hàng tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng.

Những kiến nghị của các đơn vị, đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp báo cáo Quốc hội.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    367 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.210.720
    Trong năm: 983.698
    Trong tháng: 96.984
    Trong tuần: 25.470
    Trong ngày: 3.037
    Online: 37