Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng tham mưu trình Chính phủ nghiên cứu, có cơ chế chính sách ưu đãi về đào tạo nghề cho quân nhân ngay trong thời gian đang thực hiện nghĩa vụ quân sự (được đào tạo nghề tập trung ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự) và có định hướng theo nhu cầu đào tạo nghề của các doanh nghiệp để thanh niên có việc làm ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Ngày 22/9/2022, Bộ Quốc phòng đã có Văn bản số 3217/BQP-TM về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi đến sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; theo đó: “Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm".

Theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; chế độ trợ cấp học nghề, tạo việc làm đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hằng năm, Nhà nước dành nguồn ngân sách hỗ trợ học nghề chung cho các đối tượng chính sách; riêng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ (HSQ, BS) xuất ngũ; tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ miễn, giảm học phí và chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; vay vốn tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; trường hợp tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp, người học được lựa chọn thời điểm đi học, ngành nghề theo nguyện vọng tại các cơ sở đào tạo và được thanh toán bằng thẻ học nghề, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho HSQ, BS xuất ngũ về địa phương có nhiều cơ hội tìm việc làm, có thu nhập ổn định và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội và bảo đảm an sinh xã hội. Như vậy, về nguyên tắc HSQ, BS khi xuất ngũ mới được hỗ trợ tạo việc làm; trong thời hạn phục vụ tại ngũ (hiện tại quy định là 2 năm) HSQ, BS phải thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các hoạt động công tác khác (phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn...), tinh chất, mức độ, cường độ hoạt động trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ được xác định là môi trường lao động đặc biệt do đó thực hiện "đào tạo nghề cho quân nhân ngay trong thời gian đang thực hiện nghĩa vụ quân sự" cần được nghiên cứu thấu đáo hơn.

Những năm qua, Bộ Quốc phòng đã thường xuyên phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và các cơ sở đào tạo, tăng cường tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả chính sách hướng nghiệp dạy nghề, tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ và công tác hậu phương quân đội; bộ đội xuất ngũ tham gia học nghề ở trình độ sơ cấp được miễn học phí, hỗ trợ một phần chi phí về chỗ ở, tiền ăn, sinh hoạt phí, tạo sức thu hút bộ đội xuất ngũ, tham gia học nghề tại các cơ sở dạy nghề trên toàn quốc, đa số sau khi học nghề được hỗ trợ giới thiệu việc làm tại các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn hoặc tham gia thị trường lao động ngoài nước, có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, hai năm gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên thời gian đăng ký học, sử dụng thẻ, thủ tục thanh toán học nghề đối với bộ đội xuất ngũ gặp khó khăn, nhất là số bộ đội xuất ngũ năm 2021.

Bộ Quốc phòng trân trọng tiếp thu, nghiên cứu kiến nghị của cử tri và có lộ trình đề xuất với Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm về chế độ chính sách, công tác hậu phương quân đội đối với lực lượng vũ trang nói chung, trong đó, có thành phần HSQ, BS tại ngũ, xuất ngũ; mức trợ cấp học nghề; đồng thời, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định về chính sách hỗ trợ học nghề và phương pháp thực hiện phù hợp với thực tiễn, hiệu quả trong tình hình hiện nay, bảo đảm tốt hơn quyền lợi đối với bộ đội xuất ngũ./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    542 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.181.816
    Trong năm: 1.347.572
    Trong tháng: 142.733
    Trong tuần: 30.761
    Trong ngày: 3.426
    Online: 96