Tại Hội nghị giao ban hôm nay, Thường trực HĐND huyện Thường Xuân xin tham luận chủ đề ‘Một số giải pháp nâng cao chất lương, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND huyện’ theo gợi ý của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.

Tại  Khoản 1, Điều 6 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Hội đồng nhân dân gồm các Đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, trong bộ máy HĐND có các tổ chức gồm:

- Thường trực HĐND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng các Ban HĐND, trong đó có cơ quan chuyên trách của HĐND gồm 01 Phó Chủ tịch và các Phó Ban chuyên trách

- Các Ban HĐND và các tổ Đại biểu HĐND

Nhìn một cách tổng thể, về lý thuyết cho thấy nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đại biểu HĐND huyện cũng đồng nghĩa với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND huyện. Đại biểu HĐND huyện có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của HĐND huyện, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát theo quy định của pháp luật.

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đại biểu HĐND được thể hiện rõ nét nhất qua những ý kiến tham luận tại các kỳ họp, trong các phiên chất vấn, trong hoạt động giám sát, trong giải quyết các công việc và mối quan hệ liên quan đến HĐND. Qua thực tế hoạt động của HĐND huyện Thường Xuân cho thấy, HĐND huyện đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện của các địa phương. Nhiều Đại biểu HĐND huyện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm là người đại diện của nhân dân, ích cực tham gia ý kiến tại các kỳ họp, trong hoạt động giam sát, tích cực học tập, nghiên cứu, đổi mới phương pháp làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhờ đó, cử tri ngày càng tin tưởng vào HĐND huyện. Những kết quả đạt được của HĐND có sự đóng góp rất cao của Đại biểu HĐND huyện.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số ít Đại biểu cũng chưa phát huy được vai trò và nhiệm vụ của người Đại biểu HĐND, cụ thể như:  Không phát biểu tại các kỳ họp, không thực hiện giám sát tại địa phương nơi làm nhiệm vụ Đại biểu, ít nghiên cứu tài liệu để phục vụ cho công tác, ít dành thời gian làm nhiệm vụ của Đại biểu HĐND theo quy định tại Khoản 2, Điều 103 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Đại biểu HĐND phải dành ít nhất 1/3 thời gian trong năm để làm nhiệm vụ Đại biểu. Thực trạng của những hạn chế trên biểu hiện như sau:

Trong kỳ họp: Các ý kiến phát biểu thường theo các xu hướng là: 

Thứ 1: Đa số Đại biểu có năng lực, có trình độ, có khả năng tham luận tại kỳ họp, dám nói thẳng và mang tính xây dựng phát huy trí trí tuệ để cùng HĐND quyết định những vấn đề quan trọng của huyện.

 Thứ 2: Số ít Đại biểu còn lại thì thường phát biểu theo các hướng là:

+  Có biết nhưng phát biểu không mạnh dạn, chỉ nói chung chung chủ yếu kể lể thành tích của huyện và đơn vị mình xong là đồng ý, đặc biệt là trong hoạt động chất vấn (nể nang, né tránh, ngại va chạm).

+  Phát biểu có tính chiến đấu và xây dựng cao nhưng chưa đủ năng lực, trình độ thực tiễn để thể hiện chính kiến của mình, do vậy khi phát biểu chủ yếu là thắc mắc và đề xuất kiến nghị ý kiến của cử tri.

+ Dĩ hòa vi quý đồng ý tất cả với những giải pháp và kiến nghị của cơ quan chức năng (thậm chí có Đại biểu cả nhiệm kỳ không phát biểu)…

Trong giám sát và các hoạt động khác: Rất ít Đại biểu tự giám sát, nếu có tham gia đoàn giám sát của Thường trực và của HĐND thì cũng ít khi phát hiện ra được những tồn tại hạn chế, bất cập của đối tượng bị giám sát.

Từ thực tế những hạn chế nêu trên ở Thường Xuân, tôi xin nêu có một số yếu tố tác động và cũng có thể coi đó là nguyên nhân, cụ thể là:

- Về cơ cấu đại biểu: Thực hiện theo quy định NQ số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 phải đảm bảo cơ cấu về công tác Đảng, Chính quyền, LLVT, Đoàn thể, doanh nghiệp, dân tộc, tôn giáo…cụ thể như: tái cử từ 30% trở lên, nữ ít nhất 35%, trẻ không thấp hơn 15%, ngoài Đảng không thấp hơn 10%. Giảm dần cơ cấu Đại biểu công tác cơ quan quản lý nhà nước có tỷ lệ hợp lý… Về cơ cấu chi phối rất nhiều đến chất lượng của Đại biểu (đặc biệt là cơ cấu Đại biểu nữ, trẻ, ngoài Đảng khối nông thôn. (*) Bên cạnh đó cơ cấu Đại biểu công tác tại cơ quan quản lý nhà nước (UBND huyện) trong các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền chưa cụ thể rõ ràng tỷ lệ bao nhiêu (do BTV quyết định) quy định tại Khoản 1, Điều 27 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương thì những đối tượng này là cơ cấu Ủy viên UBND (*)

- Về trình độ (chất lượng đại biểu): Tất cả các Đại biểu được bầu đều đã qua 3 vòng hiệp thương để lựa chọn và qua thẩm định hồ sơ nhân sự của Tổ chức, xác minh lịch sử chính trị của các cơ quan chức năng, như vậy, theo quy định thì đều đảm bảo chất lượng và trình độ. Tuy nhiên về trình độ thực tiễn làm nhiệm vụ của Đại biểu thì chưa có, nhất là số Đại biểu mới tham gia lần đầu, chưa nắm được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người Đại biểu HĐND. Chưa nói đến khả năng  nghiên cứu các báo cáo, tờ trình, đề án để tham gia vào các quyết định của HĐND tại kỳ họp cũng như kỹ năng hoạt động của Đại biểu HĐND.

- Về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Đại biểu HĐND: Mặc dù đã có quy định các chế độ theo Nghị quyết số 183 ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu làm nhiệm vụ của người đại biểu, đơn cử như trang bị máy tính cho Đại biểu HĐND cấp huyện, xã để chuyển tải kịp thời các tài liệu cho Đại biểu nghiên cứu (*) mà theo quy định tại Điều 92 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương thì tài liệu phải được gửi cho Đại biểu nghiên cứu chậm nhất 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, chưa được trang bị đầy đủ các tài liệu có liên quan đến hoạt động của Đại biểu HĐND (*) các yếu tố này chi phối nhiều đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đại biểu HĐND.

- Lòng nhiệt huyết của Đại biểu: Một số ít Đại biểu HĐND khi được bầu không giữ được lời hứa trước cử tri như lúc phát biểu ứng cử tại hội nghị TXCT, một phần do tác động của cuộc sống, một phần do quá trình hoạt động chưa được rèn luyện bản lĩnh về (dám) của người Đại biểu như dám nói, dám làm, dám chịu, dám vượt qua những định kiến khi gặp phải để thể hiện khả năng và bản lĩnh của người Đại biểu (*) từ những hạn chế đó dẫn đến một số ít Đại biểu thiếu nhiệt tình và thậm chí bỏ đi làm ăn xa hoặc xin thôi làm nhiệm vụ của người Đại biểu. Bên cạnh đó, có cũng có Đại biểu không chịu khó học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ, năng lực cho bản thân, cũng như  việc dành 1/3 thời gian trong năm để làm nhiệm vụ Đại biểu HĐND còn hạn chế.

- Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỳ năng hoạt động cho Đại biểu HĐND. Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho Đại biểu có vai trò quan trọng để cho các Đại biểu nắm được cách thức tác nghiệp, phương pháp tiến hành cụ thể các hoạt động có liên quan đến người Đại biểu và của HĐND chưa được quan tâm đúng mức.

Một số suy nghĩ coi như giải pháp:

Từ những hạn chế và nguyên nhân đã nêu ở trên, để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của Đại biểu HĐND huyện, tôi xin nêu những việc mà Thường trực HĐND huyện Thường Xuân đã thực hy vọng có thể coi là những giải pháp để góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp huyện (nêu mang tính để các huyện tham khảo) gồm những nội dung sau:

1. Hằng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng các hoạt động liên quan đến Đại biểu HĐND làm nhiêm vụ như: Kỹ năng trong việc nghiên cứu tài liệu; kỹ năng trong thẩm tra văn bản; kỹ năng trong hoạt động giám sát, kỹ năng trong phát biểu ý kiến tham luận tại kỳ họp, kỹ năng trong hoạt động chất vấn, kỹ năng trong TXCT, kỹ năng trong tiếp nhận đơn thư KNTC của công dân….

2. Trang bị đầy đủ các tài liệu có liên quan đến hoạt động của Đại biểu như Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo…đặc biệt là trang bị máy vi tính cho Đại biểu hoạt động để tiếp nhận các thông tin từ Thường trực HĐND một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.

3. Nghiên cứu đề xuất thêm cho Đại biểu HĐND được hưởng thêm một số chế độ để động viên khích lệ Đại biểu làm nhiệm vụ đã có Nghị quyết số 183 ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần đề xuất làm rõ đó là định mức đề ra cụ thể như vậy nhưng phần lớn là do ngân sách huyện bố trí, với những huyện khó khăn như Miền Núi thì khó thực hiện đầy đủ các quy định cho hoạt động của ĐB.

4. Giao nhiệm vụ cho Tổ Đại biểu và cho Đại biểu HĐND đồng thời gắn trách nhiệm thực hiện giám sát, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện NQ HĐND và thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà tại địa phương mà đại biểu ứng cử, coi đây là 1 trong những nội dung kiểm điểm, đánh giá, phân loại cán bộ đảng viên vào dịp cuối năm.

5. Hằng năm vào dịp tiếp xúc cử tri cuối năm yêu cầu các Tổ Đại biểu HĐND báo cáo kết quả hoạt động của của tổ trong năm tại hội nghị nghị để cử tri theo dõi giám sát. Phối hợp với UBMTTQ huyện hàng năm để xin ý kiến đóng góp của cử tri về hoạt động của các Đại biểu.

6. Mạnh dạn cho thôi làm nhiệm vụ đối với những Đại biểu vi phạm các quy định, không còn đủ khả năng làm nhiệm vụ Đại biểu và không thiết tha với nhiệm vụ của Đại biểu.

Tại hội nghị giao ban hôm nay với suy nghĩ của bản thân tôi là chúng ta mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND là tổng thể nhưng trong điều kiện này tôi thấy trước mắt có chăng nên tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt của Thường trực và các Ban HĐND huyện vì những lý do sau:

- Số lượng thành viên của Thường trực và các Ban HĐND ít người nhưng cũng chiếm từ 1/2 đến 1/3 tổng số Đại biểu HĐND của mỗi huyện.

- Thực chất các hoạt động của HĐND huyện chủ yếu là do Thường trực và các Ban HĐND huyện vận hành. Do vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thành phần này thì hoạt động của HĐND sẽ mạnh lên ví như là đầu tầu kéo cả đoàn tầu cùng phát huy.

- Việc tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng này số lượng ít phần nào không phải sử dụng nhiều kinh phí và các điều kiện đảm bảo khác có thể đáp ứng. Nội dung tập huấn sẽ thiết thực và cụ thể hơn

Cũng tại Hội nghị giao ban này tôi xin kiến nghị với Thường trực và các Ban HĐND tỉnh một số nội dung như sau:

1. Hằng năm tổ chức giao ban giữa Thường trực, các Ban HĐND tỉnh với Thường trực, các Ban HĐND huyện để rút kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, từng cuộc giao ban chọn các chủ đề khác nhau trong các hoạt động có liên quan của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND (*).

2. Hằng năm tổ chức tập huấn cho Thường trực, các Ban HĐND huyện  kỹ năng vềt tất cả các đến hoạt động có liên quan của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND.

3. Tổ chức cho Thường trực và các Phó Trưởng Ban chuyên trách HĐND các huyện được đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm hoạt động của HĐND các tỉnh.

4. Cụ thể hơn nữa định mức và cấp ngân sách chịu trách nhiệm cho chi tiêu hoạt động của HĐND các cấp (vì thực tế ngân sách cấp huyện của nhiều huyện không đáp ứng các chi tiêu trong quy định theo Nghị quyết 183 của HĐND tỉnh).

5. Mời đích danh các Phó Chủ tịch HĐND các huyện dự các kỳ họp thường niên của HĐND tỉnh (8)

Kính chúc các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh, các quý vị đại biểu dự hội nghị sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin chân thành cảm ơn!

Thường trực HĐND huyện Thường Xuân


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.289.102
    Trong năm: 978.056
    Trong tháng: 90.109
    Trong tuần: 23.519
    Trong ngày: 300
    Online: 44